KẾT NỐI VỚI MÌNH TRÊN INSTAGRAM: @TTDUC95
Facebook: http://www.facebook.com/ttduc95
Instagram: @ttduc95
Business Inquiry: david@mywallie.com
SUBSCRIBE YOUTUBE: http://www.youtube.com/channel/UCDGTEX6ewfr9KitX4qPCRjA?sub_confirmation=1
PODCAST: https://itunes.apple.com/us/podcast/the-trong-duc-podcast/id1304201102?mt=2
SOUNDCLOUD: https://soundcloud.com/duc-tran-22
TRANSCRIPT:
1 - Bạn Kim Ngân: em chọn một trường cao đẳng gần gia đình nhưng nay em thấy thực sự thất vọng vì kiến thức em học ở đây chẳng được là mấy. Em muốn dừng việc học, ba mẹ có ủng hộ để em lên học anh giỏi hơn để xin việc làm. Anh nghĩ em có nên không? Em sinh viên năm 2 rồi.
-
Anh định nói là với bản thân anh, thay vì cảm thấy thất vọng, anh sẽ cố gắng lái suy nghĩa của mình sang hướng tích cực. Thấy may mắn vì mình còn có cơ hội để đi học, còn có sự ủng hộ của bố mẹ. Anh hiểu câu hỏi của Ngân nhưng lý do mình cảm thấy thất vọng vì những gì mình có được không giống như những gì mình mong đợi.
Và khi bản thân ở trong một trạng thái tiêu cực, các quyết định đưa ra sẽ không được tích cực.
Anh cảm nhận được rằng em thất vọng vì những gì em học được, hay những kiến thức em đang có, có lẽ sẽ không đủ cho công việc trong tương lai. Đó là sự thật. Với tất cả mọi người. Với bản thân anh khi anh học trong đại học.
Nên thay vì trả lời em là em nên chuyển trường hay không, anh muốn chia sẻ một trải nghiệm bản thân anh và những đứa bạn khác của anh khi hoàn thành xong đại học. Đó là đừng hy vọng rằng khi em vào được đại học, hoàn thành xong đại học là em sẽ có mọi thứ để có được công ăn việc làm với lương cao, công ty lớn.
Giả sử như đây là (giơ tay chart), những kỹ năng, kiến thức, hiểu biết em cần để có thể xin được một công việc và làm tốt công việc đó; thường thuường thì những gì em học được ở trường chỉ là 20% thôi. Còn 80% những kỹ năng khác em phải là người tự tìm hiểu, sử dụng môi trường giáo dục em có được trong trường.
Tại sao anh lại nói vậy? Vì trong câu hỏi của Ngân, em nói là tới Sg để học tiếng anh để xin việc. Tiếng anh là một công cụ chứ không phải là kỹ năng mà nếu em có thì em sẽ có việc, trừ phi em làm phiên dịch viên.
Và thậm chí em là phiên dịch viên, để làm được nghề đó em cũng sẽ cần rất nhiều kỹ năng khác.
Nên nếu là anh, nếu anh biết anh cần phải chuyển trường, anh sẽ xác định xem nghề nghiệp hay lĩnh vực gì anh thích. nếu anh chứ xác định được thì anh sẽ tìm xem anh thích chủ đề gì. Rồi tìm trường / nơi học cho chủ đề đó.
Và anh cũng sẽ đặc biệt tập trung vào công việc anh muốn làm sau khi ra trường và ngay từ bây giờ tìm cách phát triển những kỹ năng đó. Ví dụ như khi từ năm 2, anh muốn làm về phát triển phần mềm, nhưng trường không dạy lĩnh vực đó, okay, tự lên mạng học, mỗi tuần một khóa học hay một cuốn sachs. Hay là khi anh muốn có kỹ năgn thuyết trình. Okay, mỗi ngày tự quay một video.
Anh hy vọng câu trả lời này iúp em.e Okay câu hỏi tiếp theo…
2 - Bạn LAVDAY: Em chọn ngành du lịch vì nghĩ rằng mình được đi đây đi đó. Bây giờ em học năm hai và muốn buông du lịch để đi học tiếng hàn ở trung tâm và học thêm nhiếp ảnh. Em không nghĩ quá nhiều về tương lai lắm. Em nghĩ mỗi ngày đều hào hứng với điều mới lạ mình tò mò và muốn học hỏi cảm thấy ý nghĩa hơn. Liệu có phải quyết định hồ đồ không anh?
Chuyển sang ngành tiếng hàn, học nhiếp ảnh, có nên hay không? Năm thứ hai, 19/20/21/22 tuổi, có phải quyết định hồ đồ không?
Đây là vấn đề mà chính bản thân lúc tầm tuổi đó, 18, 19 20 lúc nào cũng bối rối không biết làm thế nào. Đó cũng là điều may mắn rằng chúng mình có nhiều sự lựa chọn - câu đó, đặt vấn đề một cách tích cực.
Mình cũng may mắn hơn vì ở thời điểm đó, mình cũng không có sự xa xỉ của việc trì hoãn, nghĩ ngợi, lo sợ. Vì nếu mình không làm gì đấy, không tìm việc, không học, không tạo kỹ năng, thì mình sẽ phải nhịn đói, không trả được tiền nhà, và phải về nước.
Nên mình cứ thế mà làm. Thấy công việc gì mình có thể làm được hay muốn làm, mình làm tất, không có nghĩ ngợi, lo lắng gì cả. Cứ thế mà làm.
Và chỉ khi đến lúc mình đạt được thành công ban đầu, có thêm chút tự do về tài chính, có thêm vài kỹ năng, mình mới bắt đầu nghĩ xem ồ nếu mình tiếp tục theo ngành này thì có nên không, có phải hồ đồ không, liệu có tốt hơn nếu mình theo ngành kia… và cứ thế luẩn quẩn suy nghĩ vòng vo.
Gần đây có một người chia sẻ điều này với mình một cách thẳng thắn, đập thẳng vào mặt mình cho bản thân mình vỡ mộng thì mình mới nhận ra vấn đề. Mình muốn chia sẻ lại với mọi người, vì nó rất cá nhân, từ chính bản thân mình nên nếu có quá khắc nghiệt thì mình hy vọng bạn buồn phiền gì.
Okay, người đó nói với mình rằng, lý do mình lưỡng lự giữa những sự lựa chọn đấy là vì một vài điều này:
Sợ rằng mình sẽ thất bại. Nhỡ theo ngành mới mình cũng chả khá khẩm hơn thì sao? Mình không nghĩ bản thân mình và mọi người sợ thất bại, mà nhất trong thời đại mạng xã hội này, mọi người sợ người khác nghĩ rằng họ không thành công. Chính bản thân mình đã có lúc